Bài tập 1: Chọn phương án đúng nhất.
Để lưu bảng tính đang mở, ta thực hiện:
A. Vào File> Save.
B. Nháy nút lệnh Save.
C. Gõ tổ hợp phím Ctrl + S.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Trả lời:
D
Bài tập 2: Trong phần mềm MS Excel, khi nhập dữ liệu ngày sinh (ví dụ 10/15/2021) vào ô tính A1, mặc định dữ liệu sẽ được:
A. Căn lề phải.
B. Căn lề trái
C. Căn giữa.
D. Căn lề hai bên.
Trả lời:
A
Bài tập 3: Giả sử các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các dữ liệu lần lượt là: “Hà Nội, “Nam Định” “TP Hồ Chí Minh", 2022, 2023. Tại ô tỉnh A6 ta nhập công thức =count(A1:A5), kết quả sẽ là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. VALUE!.
Trả lời:
A
Bài tập 4: Phần mềm nào dưới đây có chức năng tạo bài trình chiếu
A. MS Word.
B. MS Excel.
C. MS PowerPoint.
D. MS Access.
Trả lời:
C
Bài tập 5: Chọn phương án đúng nhất.
Khi sử dụng phần mềm trình chiếu, ta có thể thực hiện:
A. Định dạng văn bản trên trang trình chiếu.
B. Chèn hình ảnh vào trang trình chiều và thay đổi vị trí, kích thước, thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
C. Tạo được hiệu ứng động cho các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Trả lời:
D
Bài tập 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trang tiêu đề của bài trình chiếu rất quan trọng vì giúp gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người xem ngay từ đầu.
B. Trong một trang trình chiếu càng sử dụng nhiều phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ càng tốt.
C. Mục đích của việc chèn hình ảnh trong trang trình chiếu là để minh hoạ cho nội dung trình bày và giúp bài trình chiếu trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
D. Thao tác định dạng văn bản trong phần mềm trình chiếu được thực hiện tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.
Trả lời:
B
Bài tập 7: Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. Sắp xếp dãy số theo thứ tự không giảm.
C. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Trả lời:
C
Bài tập 8: Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không tăng bằng cách lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liên kề nhau nếu:
A. Số đứng trước lớn hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
C. Số đứng trước lớn hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
D. Số đứng trước nhỏ hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
Trả lời:
B
Bài tập 9: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về định dạng văn bản trên trang trình chiếu?
A. Thao tác định dạng văn bản trong phần mềm trình chiếu tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.
B. Không nên sử dụng quá nhiều phông chữ trên một trang cũng như trong một bài trình chiếu.
C. Nên sử dụng cỡ chữ nhỏ hơn cho tiêu đề, cỡ chữ lớn hơn cho phần nội dung.
D. Không sử dụng quá nhiều màu chữ và màu chữ cần tương phản với màu nền để dễ đọc
Trả lời:
C
Bài tập 10: Nút lệnh nào sau đây dùng để thay đổi kí hiệu dấu mục phân cấp?
Trả lời:
D
Bài tập 11: Ghép nối mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp:
Trả lời:
Bài tập 12: Cho bảng tính như Hình 1:
Sau khi thực hiện sao chép công thức từ ô tính E2 đến khối ô tính E3:E4, em hãy cho biết công thức tại:
Trả lời:
Ô tính E3: =C3*D3
Ô tính E4: =C4*D4
Bài tập 13: Cho bảng tính số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như Hình 2.
Em hãy viết công thức, hàm để:
Trả lời:
a) Tính tổng điểm tại ô tính H3: =SUM(C3:G3,G3)
b) Tính tổng điểm trung bình tại ô tính I3: =H3/6
c) Tính điểm trung bình cao nhất tại ô tính I7: =MAX(I3:I6)
d) Tính điểm trung bình thấp nhất tại ô tính I8: =MIN(I3:I6)
Bài tập 14: Chọn các cụm từ dưới đây để điền vào chỗ chấm cho phù hợp.
a)phần tử
b)sắp xếp
c)nhỏ nhất
d)đầu tiên
e)lặp lại
Trả lời:
Thuật toán sắp xếp chọn và thực hiện lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy chưa sắp xếp.
Bài tập 15: Em hãy nêu các bước của thuật toán tìm kiếm nhị phân?
Trả lời:
Các bước của thuật toán tìm kiếm nhị phân
– Áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp (không giảm hoặc không tăng)
– Ở mỗi lần lặp, thực hiện:
Bước 1. So sánh giá trị cần tìm với giá trị của phần tử giữa dãy đang xét.
Bước 2. Nếu bằng nhau thì thông báo vị trí tìm thấy và kết thúc.
Bước 3. Nếu nhỏ hơn thì xét dãy ở nửa trước, nếu lớn hơn thì xét dãy ở nửa sau.
Bước 4. Nếu dãy rỗng thì thông báo không tìm thấy và kết thúc tìm kiếm, không thì quay lại Bước 1.