Hướng dẫn học bài: Trong lòng mẹ trang 51 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Chuẩn bị
Xem lại phần kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
Khi đọc hồi kí các em cần chú ý:
- Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
- Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
- Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự viếc và các nhân vật trong đó như thế nào?
Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí những ngày thơ ấu
2. Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
+ Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?
+ Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?
+ Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
+ Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ?
+ Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của:" tôi" như thế nào?
+ Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
+ Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua hành động, cảm xúc của " tôi"?
+ Vì sao" câu nói ấy bị chìm ngay đi"?
* Câu hỏi cuối bài:
1. Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?
2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
3. Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
4. Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.