Hướng dẫn học bài 27: ôn tập giữa học kì II trang 73 sgk tiếng việt 2 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 1
1. Đọc các khổ thơ 2, 3, 4 và cho biết:
a) Mỗi khổ thơ nói về nững bộ phận nào của con voi?
b) Bộ phận ấy có đặc điểm gì?
c) Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy?
2. Đọc khổ thơ 5 và cho biết:
a) Theo tác giả, vì sao con voi có đuôi?
b) Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?
c) Em có cách giải thích nào khác không?
3. Dựa vào bài thơ trên, nói 3 - 4 câu tả con voi.
4. Nghe - viết: Con vỏi con coi (2 khổ thơ đầu)
Bài tập 2: Cây đa quê hương
1. Cây văn nào cho biết cây đa sống rất lâu?
2. Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng.
3. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a) Lúa vàng gợn sóng.
b) Cành cây lớn hơn cột đình.
c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.
5. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:
a) Nói về cây đa trong bài học trên.
b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương.
Bài tập 3
1. Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:
2. Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn sau thành 3 câu? Chữ đầu câu cần viết như thế nào?
Con mèo rơi từ gác cao đến đâu cũng đặt được cả bốn chân xuống trước con chó chỉ cần đánh hơi cũng biết người xa lạ, người quen chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường, vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.
Theo TÔ HOÀI
Bài tập 4
A/ Đọc thầm và làm bài tập
1. Mỗi khổ thơ tả lũy tre vào buổi nào trong ngày? Nối đúng.
2. Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a) Dòng thơ nào gợi tả một buổi sáng trời có gió?
- Mỗi sớm mai thức dậy
- Lũy tre xanh rì rào
- Ngọn tre cong gọng vó
- Kéo Mặt Trời nên cao
b) Dòng thơ nào gợi tả một buổi trưa lặng gió?
- Những trưa đồng đầy nắng
- Trâu nằm nhai bóng dâm
- Tre bần thần nhớ gió
- Chợt về đầy tiếng chim
c) Em hiểu về nội dung bài thơ thế nào?
- Bài thơ chỉ tả lũy tre
- Bài thơ chỉ tả cảnh vật ở nông thôn
- Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương.
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a) Lũy tre xanh rì rào trước gió.
b) Trâu nằm nghỉ dưới bóng tre.
c) Sao đêm như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre.
4. Đặt 2 câu tả lũy tre:
a) Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
b) Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
B/ Viết
1. Nghe - viết: Hoa đào, hoa mai.
2. Hãy viết 4 - 5 câu về đồ vật, đồ chơi mà em yêu thích.