Giải SBT ngữ văn 6 bài 9: Bài tập tiếng Việt sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1. (Bài tập 2, SGK) Tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.
Trả lời:
Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay.
- Hôm đó, chú Tiến Lê - họa sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
- Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
Tác dụng liên kết:
- Tạo bối cảnh thời gian chung cho câu chuyện, giúp người đọc xác định thười gian trong cốt truyện. Nhờ đó mà thời gian trong câu chuyện được gắn kết chặt chẽ, người đọc cũng dễ tiếp nhận và theo sát câu chuyện.
Câu 2. (Bài tập 3, SGK) Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu.
a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng... (Tô Hoài)
b) Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiểu Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chủ bé đang ngôi nhìn ra ngoài cửa số, nơi bầu trời trong xanh. (Tạ Duy Anh)
c) Con đường trải nhựa kẻ thẳng băng, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy. (Phong Thu)
Trả lời:
- a) Việc lược bỏ trạng ngữ khiến câu biểu đạt không tròn ý, dễ gây hiểu nhầm ý.
- b) Lược bỏ thành phần này khiến câu không rõ nghĩa, làm câu sau không có sự kiên kết rõ ràng với ý ở câu trước.
- c) Trạng ngữ thời gian bị lược bỏ khiến câu văn được hiểu là người má có đang đạp xe trên con đường ấy chứ không nói được tính tuần tự lặp một cách có quy luật như khi đầy đủ trạng ngữ.
Câu 3. (Bài tập 4, SGK) So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a, và câu b.
a,) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. (Em bé thông minh)
a,) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.
b,) Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiễu màu sắc bay dập dờn như
đang múa quạt xoè hoa. (Theo Đoàn Minh Tuần)
b,) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đám bông rực đỏ, những cánh bướm nhiễu màu sắc bay dập dờn như đang múa
quạt xoè hoa trước đền.
Trả lời:
- a) Tác giả chọn cách diễn đạt a1 khi muốn nhấn mạnh hơn vào vế "để biết chính xác hơn", để cho người đọc nhớ rõ tâm lý của nhà vua, còn khi người viết chọn a2 là muốn chú trọng vào diễn biến câu chuyện, xem nhà vua sẽ làm gì tiếp theo khi tình huống ấy xuất hiện.
- b) Tác giả chọn b1 khi muốn nhấn mạnh "trước đền", còn chọn b2 khi muốn nhấn mạnh vào những cảnh vật đẹp đẽ xung quanh.
Câu 4. Trong những câu dưới đây, những câu nào chỉ gồm các thành phần trạng ngữ, vị ngữ? Những câu đó cho thấy giữa trạng ngữ và vị ngữ có mối quan hệ như thế nào?
a) Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. (Tô Hoài)
b) Những lúc ngôi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục đâu xuống khóc. (Tạ Duy Anh)
c) Lúc đói, ăn cơm muối cũng ngon. (Theo Truyện dân gian Việt Nam)
d) Đến đâu, cũng gặp những gương mặt tươi tỉnh, rạng rỡ. (Theo Trần Đức Tiến)
Trả lời:
- Những câu chỉ gồm trạng ngữ và vị ngữ: a, c,d
- Mối quan hệ: hai thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ trong câu, đến nỗi ngay cả khi trong câu không có thành phần chủ ngữ thì người đọc vẫn có thể hiểu được ý câu một cách khái quát. Nhưng vẫn nên viết câu đủ chủ vị để đúng với cấu trúc ngữ pháp.
Câu 5. Chỉ ra các vị trí mà trạng ngữ (in đậm) chiếm giữ trong những câu dưới đây. Theo em, cần thêm dấu phẩy vào sau trạng ngữ chiếm vị trí nào trong câu?
a1) Một mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra từ trong hốc đá.
a2) Một mụ nhện cái to nhất từ trong hốc đá cong chân nhảy ra.
a3) Từ trong hốc đá một mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra.
b1) Anh Dậu lử thử tiến vào từ cổng.
b2) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào.
b3) Từ cổng anh Dậu lử thử tiến vào.
Trả lời:
- a) Vị trí trạng ngữ xuất hiện trong câu a1,a2,a3 lần lượt là sau cụm chủ vị, sau chủ ngữ và trước cụm chủ vị. Theo em, sau trạng ngữ ở câu a3 cần thêm dấu phẩy.
- b) Tương tự như câu a, trạng ngữ trong câu b1,b2,b3 xuất hiện lần lượt ở vị trí sau cụm chủ vị, giữa cụm chủ vị và trước cụm chủ vị. Theo em dấu phẩy nên được thêm sau trạng ngữ câu b3.