Giải SBT ngữ văn 6 bài 7: Đọc hiểu – Đêm nay bác không ngủ sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1: Đọc bốn khổ thơ đầu và tìm những chỉ tiết giúp em biết lúc này thời tiết rất lạnh. Việc miêu tả thời tiết lạnh có liên quan gì đến sự kiện “đêm nay Bác không ngủ” trong bài thơ?
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh:
- phải đốt lửa sưởi ấm
- phải đắp chăn cho khỏi rét
- Trời đêm nhiệt độ xuống thấp hơn ban ngày
- Mưa lâm thâm làm cái lạnh thêm phần buốt giá
Thời tiết lạnh nên Bác lo cho các chiến sĩ ngủ không ngon giấc, thương các anh chiến sĩ và chị dân công phải ngủ ngoài rừng.
Câu 2: Chi tiết “Rồi Bác đi dém chăn / Từng người từng người một” giúp em hiểu được điều gì về tình cảm của Bác với các chiến sĩ?
Trả lời:
- Bác thương các anh chiến sĩ vất vả, sợ họ đêm nằm ngủ bị lạnh, sức khỏe không đảm bảo, không ngủ ngon được. Điều này cho thấy Bác là người vô cùng tình cảm, luôn lo lắng cho người khác mà quên cả bản thân mình.
Câu 3: Vì sao ở đoạn cuối bài thơ, anh đội viên lại “thức luôn cùng Bác”? "
Trả lời:
- Anh đội viên thức luôn cùng Bác vì anh muốn chia sẻ những lo lắng với Bác, cũng thấy được sự vận động phát triển trong tư tưởng của anh đội viên: từ việc anh giật mình khi thấy Bác còn chưa ngủ, lo lắng cho sức khỏe của Bác đến chỗ thấu hiểu tình cảm và muốn san sẻ nó cùng với Bác.
Câu 4: (Câu hỏi 4, SGK) Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
Trả lời:
- Câu thơ được điệp lại 3 lần trong bài thơ
- Điều này có ý nghĩa nó là sự kiện trung tâm trong bài thơ. Nhấn mạnh về việc đêm nay Bác thức trông các anh bộ đội ngủ, nhằm biểu đạt tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ cách mạng.
Câu 5: (Câu hỏi 5, SGK) Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Một số yếu tố miêu tả trong bài thơ:
- Vẻ mặt Bác trầm ngâm
- Ngoài trời mưa lâm thâm
- Bóng Bác cao lồng lộn
- Ấm hơn ngọn lửa hồng
- Nhưng bụng vẫn bồn chồn
- Anh vội vàng nằng nặc
Câu 6: (Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kề lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Một đêm, Bác Hỗ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy Có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tôi và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trần thủ lên đầu định ngủ tiến nhưng linh tính mách bảo anh một điêu gì đó. Anh ló đâu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hô. Anh vùng đậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
— Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiền, đầm ấm:
— Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thể là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sảng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mãi đi đánh giặc.
Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buôn ngủ vì trời lạnh còn nhiêu bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.".
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau trong câu chuyện giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ
Trả lời:
- Giống nhau: Đều kể về câu chuyện Bác không ngủ để chăm sóc cho các anh bộ đội, thời gian cùng là đêm khuya, cùng ở trong lán các chiến sĩ, cùng miêu tả về sự chăm sóc của Bác, các tình tiết anh đội viên thức dậy giục Bác đi ngủ...
- Khác nhau: xét về thể loại thì một văn bản là thơ một là văn xuôi. Đoạn trích là một đoạn tự sự kể lại một câu chuyện, thơ đã lồng ghép rất nhiều yếu tố biểu cảm mà ở đây là cảm xúc của anh đội viên khi ba lân thức dậy vẫn thấy Bác đang thức.
Câu 7: Dựa vào các yếu tố nào để xác định bài thơ của Phan Thị Thanh Nhàn được coi là bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả? Hãy chỉ ra các yếu tố kể và tả trong văn bản bài thơ.
NÀNG TIÊN ỐC
Buổi tối như mọi bữa
Bé làm nũng nghiêng đầu:
- Chị ơi, chuyện cổ tích
Kể cho em nghe nào!
Ò Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt óc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá!
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ
Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già liền bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là thương yêu nhau...”
Bé nghe nghênh cái đầu
Mắt tròn xoe không chớp
Chị kê xong, bất chợt
Bé kêu lên rất to:
Ứ ừ biết rồi cơ
Chị phê bình em đấy!
Trả lời:
- Yếu tố tự sự: câu chuyện nàng tiên ốc mà người chị kể cho em nghe: có bà già làm nghề mò cua bắt ốc, một hôm bà nhặt được con ốc đẹp không nỡ bán bèn đem thả vào chum, rồi có người nấu cơm dọn dẹp sẵn cho bà mà bà không biết là ai. Bà quyết định rình xem là ai, khi biết là cô gái trong vỏ ốc liền đập vỏ vầ hai mẹ con sống cùng nhau
- Yếu tố miêu tả: ốc xinh xinh, biêng biếc xanh, nhà sao sạch quá, cơm nước tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ, mắt tròn xoe không chớp.