Giải SBT ngữ văn 6 bài 5: Bài tập tiếng Việt sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..

Câu 1:  (Bài tập b SGK) Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phú. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đê cập trong văn bản.

Trả lời: 

  • Ngày 4-5-1945, Hồ chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào 
  • Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. 
  • Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. 

Câu 2:  Xác định vị ngữ là cụm từ trong những câu sau:

a) Roi sắt gãy. (Theo Thánh Gióng)

b) Quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Theo Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ)

c) Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời: 

  • b) đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
  • c) tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.

Câu 3: (Bài tập 3, SGK) Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tổ phụ trong mỗi cụm từ đó.

a) Đôi cảnh tôi, trước kia ngăn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b) Để Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (Theo Bùi Đình Phong)

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Ti uyên ngôn Độc lập ` tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời: 

  • Vị ngữ là cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi (thành) , trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu (trả lời), bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”(bổ sung), đọc “Tuyên ngôn Độc lập ` tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945(đọc). 
  • Vị ngữ là cụm tính từ:  trước kia ngắn hủn hoẳn(ngắn) , cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi(dài), bằng một giọng rất buồn rầu(buồn rầu) 

Câu 4:  Mỗi cụm động từ là vị ngữ trong những câu dưới đây có mấy thành tố phụ? Các thành tố phụ đó bổ sung cho từ trung tâm những ý nghĩa gì?

a) Quan trạng đưa cho vợ một hòn đã lửa, một con dao và hai quả trứng gà... (Sọ Dừa)

b) Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. (Thạch Sanh)

c) Vua phong cho em bé làm trạng nguyên. (Em bé thông minh)

Trả lời: 

  • a) đưa cho vợ một hòn đã lửa, một con dao và hai quả trứng gà. (thành tố phụ chỉ đối tượng: Vợ, thành tố chỉ vật thể: một con dao , hai quả trứng gà) 
  • b) gả công chúa cho Thạch Sanh. (thành tố phụ chỉ đối tượng: Thạch Sanh; thành tố chỉ vật thể: công chúa)
  • c) phong cho em bé làm trạng nguyên ( thành tố phụ chỉ đối tượng:  em bé;  thành tố phụ chỉ tước phong: trạng nguyên)

Câu 5:Chỉ ra tác dụng miêu tả của thành tố phụ (in đậm) trong các cụm động từ, cụm tính từ làm vị ngữ ở những câu sau:

a) Biển nối sóng mù mịt. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)

c) Những ngọn cỏ gây rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài)

Trả lời: 

  • a) tính từ miêu tả tình trạng của sóng biển. 
  • b) Miêu tả độ hôi, tăng thêm sức gợi tả. 
  • c) Tăng sức gợi hình cho câu văn.