Giải SBT ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Trong lòng mẹ sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1: Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (trích hồi kí Những ngây thơ ấu của (Nguyên Hồng).
Trả lời:
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu nói những lời trái ngược để che giấu cảm xúc của bản thân. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Việc tác giả dùng ngôi kể đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Nguời kể trong đoạn trích là cậu bé Hồng, là nhân vật chính của câu chuyện. và đáng tin cậy.
- Việc tác giả dụng ngôi 1 có tác dụng khiến cho câu chuyện tăng tính xác thực
Câu 3: (Câu hỏi 3, SGK) Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi" khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
Trả lời:
- Một số câu văn thể hiện cảm xúc: "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến"; "tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt."; "phải bé lại và lăn vào lòng của người mẹ, để bàn ntay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng."
- Hồng là một câu bé giàu tình cảm, luôn luôn yêu thương và kính trọng mẹ mình. Dù cho người cô cay nghiệt có gièm pha thế nào thì tình cảm của cậu vẫn đẹp như thế.
Câu 4: (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?
Trả lời:
- Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Hồi kí là một thể kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. Ngôi kể trong kí thường là ngôi kể thứ nhất.
- Đoạn trích Trong lòng mẹ được kể lại theo ngôi một, kể lại những sự việc có thật khi tác giả còn là một cậu bé. Vì vậy mà có thể nhận định đây là dạng hồi kí.
Câu 5: Hồi kí là câu chuyện riêng của cá nhân người kể, nhưng lại có ý nghĩa chung với mọi người. Theo em, đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ nói lên được điều gì chung cho mọi người?
Trả lời:
- Điều mà hồi kí nói chung được cho tất cả mọi người đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử, nó có thể vượt qua mọi rào cản về vật lí và cả khoảng cách vể tâm lí. Đoạn hồi kí chỉ nói về một hoàn cảnh cụ thể khiến mẹ con không được gặp nhau, nhưng trên thế gian này còn bao nhiêu hoàn cảnh khác nữa? chúng ta không biết hết được. Vậy thì câu chuyện này ngoài việc khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử thì nó còn có ý nghĩa khác, đó chính là cổ vũ và khích lệ mọi người hãy tin vào tình yêu vẫn tồn tại.