Giải SBT ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Bài tập Tiếng Việt sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1: (bài tập 2, SGK) Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Vẫn bàn tay mẹ mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
[...]
À ơi này mặt trời bé con...
(Bình nguyên)
Trả lời:
- Phép ẩn dụ: cái trăng vàng, mặt trời bé con: chỉ đứa con còn nằm trong nôi.
- Tác dụng: mặt trăng và mặt trời đều là những hình ảnh đẹp và vô cùng quan trọng đối với con người. dùng hai hình ảnh này để ẩn dụ tình yêu và sự quan trọng của đứa con đối với người mẹ.
Câu 2: Tìm biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lủa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
- Phép ẩn dụ: người Cha - ẩn sụ chỉ Bác Hồ
- Tác dụng: vì bác chăm lo cho toàn dân tộc, chăm lo cho các anh chiến sĩ bộ đội như người nhà, sử dụng hình ảnh người Cha già giúp tăng sức biểu cảm, cho thấy tình cảm của anh đội viên đối với Bác cũng giống như con đối với cha vậy.
Câu 3: (bài tập 3, SGK) trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp tu từ ẩn dụ được xây dựng dựa trên cơ sở so sánh ngầm giữa nhưng sự vật, sự việc nào?
a) Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
(Bình Nguyên)
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
c) Gần mực thì đen, gần đền thì sáng.
(Tục ngữ)
Trả lời:
- a) Ẩn dụ dựa trên phép so sánh giữa mặt trăn khuyết dần tròn đầy" với đứa con thơ dại sẽ dần khôn lớn.
- b) Ẩn dụ dựa trên phép so sánh hình ảnh "ăn quả" với người được hương thụ thành quả ; so sánh "kẻ trồng cây" với người làm ra thành quả đó.
- c) Mực với đèn ở đây được so sánh với các kiểu người trong xã hội. Nếu gần những người không tốt( mực) thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những thứ không tốt đó và ngược lại.
Câu 4: Ghép các ẩn dụ là thành ngữ ở cột A với các nghĩa phù hợp nêu ở cột B
Trả lời:
Câu 5: Cách dùng các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì khác cách dung bình thường? Chỉ ra nét tương đồng giữa cảm giác được gợi ra nhờ mỗi từ in đậm (ví dụ: mỏng) với cảm giác được biểu thị bằng từ ngữ bình thường (ví dụ: khẽ). Nêu tác dụng của các ẩn dụ cảm giác đó đối với việc miêu tả sự vật hiện tượng.
a) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
b) Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
(Nguyễn Đức Mậu )
c) Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
d) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. (Tô Hoài)
Trả lời:
- a) Từ "mỏng" ở đây là phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng rơi thuộc về trường âm thanh mà tác giả lại dùng tính từ thường để miêu tả hình dáng đồ vật (dày , mỏng to bé...). Ở đây tính khẽ hay nhẹ của âm thanh đã được chuyển thể so sánh với độ dày mỏng, khiến ta cảm giác như âm thanh có thể nhìn thấy và sờ được, chạm được vào.
- b) Ở câu này ẩn dụ là cảm giác là từ "đẫm". cảm giác như đôi cánh tràn ngập ánh nắng mặt trời giống như được "ngâm' trong ánh nắng vậy, tăng khả năng tưởng tượng và làm hình ảnh trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết.
- c) Tại phép ẩn dụ này, tiếng cười của bố bị cơn mưa rào át đi, hình ảnh này đã được so sánh ngầm với từ "ướt"- cảm giác của một cật thể nào đó đã bị dính/ngấm nước.
- d) Mùi hồi chín rất thơm, hương thơm tràn ngập đến nỗi cảm giác như có thể kết thành dạng lỏng mà chảy nhẹ nhàng. Động từ "chảy" đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó khi được dùng để so sánh với độ thơm mát của hương hồi.