Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 bài 9: Cấu tạo cảu Trái đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất. sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..

Câu 1. Trái Đất được cấu tạo gồm các lớp:

A. vỏ Trái Đất, lớp man-ti và lớp lõi.

B. vỏ Trái Đất, lớp man-ti và lớp lõi trong.

C. vỏ Trái Đất, thạch quyền và lớp lõi.

D. vỏ Trái Đất, lớp man-ti và lớp lõi ngoài.

Trả lời: A

Câu 2. Là một khối cầu, có bán kính gần 3 400 km, chiếm gần 30 % khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu là sắt. Đây là đặc điểm lớp nào của Trái Đất?

A. Lớp man-ti.                       B. Lớp lỗi.

C. Thạch quyến.                   D. Vỏ Trái Đất.

 Trả lời: B

Câu 3. Dày đến 2 900 km, chiếm gần 70 % khối lượng Trái Đắt, vật chất chủ yếu là sắt, ni-ken và si-lic ở trạng thái rắn. Đây là đặc điểm lớp nào của Trái Đất?

A. Vỏ Trái ĐẤt.                      B. Lớp man-ti.

C. Lõi trong.                          D. Lớp ngoài.

 Trả lời: C

Câu 4. Dày từ 5 — 10 km đến khoảng 70 km, là nơi diễn ra các hoạt động sống của con người. Đây là đặc điểm lớp nào của Trái ĐẤt?

A. Lôi trong.                         B. Lỗi ngoài.

C. Vỏ Trái Đất.                    D. Lớp man-d.

 Trả lời: C

Câu 5. Thạch quyền bao gồm

A. toàn bộ đá thuộc lớp vỏ Trái Đất.

B. lớp vỏ Trái Đắt và lớp man-ti.

C. lớp man-ti và lớp lõi.

D. lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp man-ti.

 Trả lời: D

Câu 6. Hãy đọc tên bảy mảng kiến tạo lớn được đánh số (1), (2), (3), (4). (5), (6), (7) trong hình sau:

Trả lời: 

  1. Mảng Á - Âu 
  2. Mảng châu Phi 
  3. Mảng Ấn - Úc
  4. mảng Nam Cực 
  5. Mảng Thái BÌnh Dương 
  6. Mảng Bắc Mỹ 
  7. Mảng Nam Mỹ

Câu 7: Quan sát các hình ảnh sau: 

a) Hãy viết ra tưởng tượng của em về những gì sẽ diễn ra khi ngọn núi lửa đang phun trào mac-ma.

b) Miêu tả hậu quả của một trận động đất.

Trả lời: 

a) Khi một ngọn núi lửa phung trào mac - ma, nhiệt độ không khí xung quanh tăng cao, khói bốc lên ngùn ngụt. Núi lửa dần phung trào và các dòng mac ma dần chảy xuống một cách từ từ chậm rãi, đôt cháy hết tất cả những sự sống hay đồ vật ở nơi mà nó đi qua. Kèm theo tro bụi, nếu như nơi núi lửa phun trào cách xa nơi người ở, đây sẽ tạo thành một lớp khoáng chất và đôi khi là cả khoáng sản, tạo điều kiện về tài nguyên. Nếu nó gần rừng hay nơi dân ở thì đó là một sự nguy hiểm không nhỏ bởi dung nham sẽ đốt cháy cây rừng, gây nguy hiểm cho người xung quanh khu vực đó và phá hủy hệ sinh thái. 

b) Hậu quả của động đất: bề mặt trái đất bị nứt gãy, gây ra sự sụp đổ của các công trình xây dựng hay ngọn núi nơi có động đất xảy ra. Nguy cơ lớn gây ra thiệt hai về người.