Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 bài 25: Con người và thiên nhiên sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1: thành phần của tự nhiên mà cọn người có thể khai thác và sử dụng được gọi là:
A. điều kiện tự nhiên B. yếu tố tự nhiên
C tài nguyên thiên nhiên D. nhân tố tự nhiên
Trả lời: C
Câu 2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
A. phân bố đều trên Trái Đất.
B. phân bố không đều trên Trái Đất.
C. chỉ tập trung ở một số nước nhất định.
D. chỉ phân bố ở những nước phát triển.
Trả lời: B
Câu 3. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào
A. trình độ phát triển của mỗi nước. B. số dân của mỗi nước.
C. nhu cầu của mỗi nước. D. thị trường xuất khẩu.
Trả lời: A
Câu 4. Lấy ví dụ về vai trò của một loại tải nguyên (đất, nước, khi hậu, khoáng sản, phong cảnh,...) đối với hoạt động sản xuất của con người.
Trả lời:
- Những địa điểm có phong cảnh đẹp sẽ thu hút được khách du lịch từ nhiều nơi đến bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Khi du lịch phát triển đồng nghĩa với ngành dịch vụ phát triển, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Câu 5. Hãy chọn một hình ảnh dưới đây và viết một đoạn văn ngắn (khoảng I0— 12 câu) miêu tả về vấn đề đó.
Trả lời:
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ nhựa trong cuộc sống hằng ngày cao hàng đầu thế giới. Báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết vào năm 2015, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ đến 5 triệu tấn nhựa. Con số tiêu thụ này đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 1990 – 2018, nếu như năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm thì đến năm 2018 con số này đã lên đến 41,3 kg nhựa/năm. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Đơn cử như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là rác thải nhựa, nilon. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm trọng.