Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên trái đất sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1. Thủy quyển là toàn bộ nước
A. trên bể mặt lục địa ở các trạng thải lòng, rắn và hơi.
B. ở biển và đại dương ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.
C. ngọt trong đất liên ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.
D. trên Trái Đất ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.
Trả lời: D
Câu 2. Có tới 97,2 % lượng nước của thuỷ quyển được phân bố ở
A. sông và hồ.
B. trên lục địa và trong không khí.
C. biển và đại đương.
D. trong lòng đất dưới dạng nước ngắm.
Trả lời: C
Câu 3. Nguồn cung cấp hơi nước lớn nhất là từ
A. biển và đại đương. B. sông, suối.
C. đất liền. D. băng tuyết.
Trả lời: A
Câu 4. Tìm từ thích hợp thay cho các số (1), (2), (3) trong các ý sau.
a) Bán cầu (1) có tỉ lệ đại đương nhiều hơn bán cầu (2).
b) Sự vận động của nước từ nơi này đến nơi khác tạo thành vòng tuần hoàn khép kín, gọi là (3).
Trả lời:
- (1) Nam
- (2) Bắc
- (3) Vòng tuần hoàn nước
Câu 5. Tại sao chúng ta cần sử dụng nước một cách tiết kiệm. Hãy lấy ví dụ chứng mình việc sử dụng nước tiết kiệm của em.
Trả lời:
- Cần sử dụng nước một cách tiết kiệm vì tài nguyên nước không phải vô hạn. Phần lớn lượng nước trên trái đất đều là nước mặn (nước biển). Phần nước ngọt còn lại thì bao gồm cả nước ao hồ sông suối cũng không thể sửu dụng. Mạch nước ngầm là nguồn nước con người có thể sử dụng thì lại vô cùng ít nếu so tổng thể lượng nước trên thế giới. Chưa kể hiện tại môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, các loại hóa chất phân bón chúng ta sử dụng hàng ngày ngấm xuống mạch nước ngầm. Nước chúng ta sử dụng hiện tại phải trải qua quá trình lọc phức tạp và tốn kém nên mọi người cần giữ gìn và tiết kiệm nước xung quanh mình.
- Hành động tiết kiệm nước: tắt nước khi không sử dụng, tận dụng nước vừa rửa rau đem ra tưới cây thay vì đổ đi.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10— 12 câu) kế về “Cuộc đời của một hạt mưa” dựa trên vòng tuần hoàn của nước.
Trả lời:
Hạt mưa vốn là những giọt nước nhỏ xíu xiu. Những giọt nước tập hợp lại với nhau, lớn dần lên tạo thành những đám mây trắng xốp. Ấy, nhưng lại có thêm những giọt nước khác nữa cũng thích ùa vào chơi, đám mây trắng xốp biến thành đám mây đen xầm xì nặng ơi là nặng. Nặng đến mức phải trút xuống thành mưa, tuyết, mưa tuyết hay mưa đá…Hạt mưa cùng các anh em của mình rơi xuống, và tỏa đi khắp nơi. Nhóm thì ở lại mặt đất dưới dạng băng hà lạnh cóng; nhóm thành tuyết phủ trên đỉnh núi; nhóm ngấm vào lòng đất, hòa vào mạch nước ngầm; và một nhóm khác nữa sẽ rơi xuống đại dương, sông, hồ, suối…Thế rồi ông mặt trời lên, làm nước trong các đại dương, ao hồ bốc hơi. Nước trong cây cối cũng thoát qua chiếc lá. Hơi nước bốc lên, gặp lạnh, biến thành những giọt nước nhỏ xíu xiu, và những giọt nước này lại hợp lại với nhau tạo thành những đám mây. Câu chuyện về hạt mưa nhỏ là như vậy đấy, một câu chuyện thật thú vị, đúng không nào?
Câu 7. Hãy cho biết sơ đỗ hình 17.1 có được gọi là vòng tuần hoàn nước không? Vì sao?
Trả lời: