Giải SBT Giáo dục công dân 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân sách "Cánh diều". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Khởi động
Em hãy viết lời giới thiệu về những điều hài lòng/chưa hài lòng của bản thân và chia sẻ với bạn bên cạnh
Trả lời:
Học sinh tự xem xét bản thân để trả lời.
Khám phá
1. Thế nào là tự nhận thức bản thân ?
a) Vì sao "con gà" đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú chim đại bàng?
b) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời:
a) chú chim đại bàng không thể bay như đai bàng thực thụ bởi chú đã tin vào lời của chú gà và không tin bản thân có thể thật sự bay lượn.
b) bài học: cần nhận thức một cách thông minh và chính xác xem bản thân đang ở đâu và thật sự là ai. Cái mình muốn là gì và kiến trì đuổi theo nó.
Cùng chia sẻ thế nào là tự nhận thức bản thân
Trong một cuộc trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân, các bạn học sinh lớp 6A đã tổng hợp được các ý kiến và ý nghĩa của tự nhận thức bản thân như sau:
Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ:
- Ý kiến 1: Có cái nhìn trung thực về ưu điềm, nhược điểm của mình.
- Ý kiến 2: Xác định được những việc cần làm đỗ hoàn thiện bản thân.
- Ý kiến 3: Dễ đồng cảm và chia số với người khúc.
- Ý kiến 4: Có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.
Em đồng ý/ không đồng ý với ý kiến nào? VÌ sao?
Trả lời:
Em đồng ý cả 4 ý kiến bởi vì
- Tự nhận thức là biết được mình đang như thế nào cả về điểm tốt lẫn chưa tốt
- Biết được mình chưa tốt chỗ nào thì sẽ biết cần làm sao để bản thân phát triển tốt hơn
- Khi bản thân đã thông suốt thì có thể đồng cảm với những người đang gặp khó khăn và tìm cách giúp
- Khi nhận thức mình đang ở vị trí nào thì sẽ biết cách cư xử cho hợp lý với mợi người xung quanh.
3. Cách tự nhận thức bản thân
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
b) Em còn biết thêm những cách nào khác để tự nhận thức bản thân? Hãy chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách ghi nhật kí, hỏi bạn bè và những người xung quanh để nhận ra bản thân chưa tốt chỗ nào. Tham gia các hoạt động tập thể để khám phá những điểm mới của bản thân mình.
b) Cách khác để nhận thức bản thân: tự đọc sách hay học một cái gì đó mới mà bản thân cảm thấy hứng thứ với nó. Dành thời gian ở một mình và tự suy ngẫm.
a) Em có nhận xét gì về hành động. việc làm của Bình?
b) Em có đồng tình với hành động, việc làm đó không? Vì sao?
Trả lời:
a) Hành động đó tính vào a dua, Bình yêu thích và bắt chước một cách mù quáng không cần biết nó có phù hợp với bản thân mình hay không và nó có đúng đắn hay không.
b) Em không đồng tình với việc làm đó. Bởi lẽ điều ấy không làm Bình tốt lên mà chỉ khiến bạn ấy thành một con rối di động.
Luyện tập
1. Khám phá chính mình
Xác định những hiểu biết về bản thân bằng cách sau:
Bước 1: Tự viết lời giới thiệu về bản thân (ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích,...) trên một nửa trang giấy.
Bước 2: Nhờ bạn bè hoặc người thân viết về ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích,... về bản thân em trên một nửa trang giấy.
Bước 3: So sánh thông tin của em và của người khác viết về em và hoàn thành việc mô tả về bản thân (với các nội dụng về ngoại hình, tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm cần có gắng).
Bước 4: - Liệt kê những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của bản thân.
Trả lời:
Học sinh tự trả lời
2. Quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi
Trả lời:
a) Các nhân vật trong tranh đang làm không đúng. Dần dà các bạn ấy sẽ mất tự tin vào bản thân và không tìm hiểu được bản thân là ai, dần dần sẽ sinh ra tâm lý ức chế phản kháng.
b) Các bạn hãy dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình đề được nói và làm những gì mình thật sự mong muốn.
3. Những tình huống nào dưới đây cho thầy các bạn chưa biết cách tự nhận thức bản thân? Vì sao?
1. Mình rất muốn được hát trước lớp nhưng lại sợ bị các bạn chê là hát không hay nên Minh chưa dám thực hiện mong muốn của mình.
2. Sau mỗi lần cô giáo kiểm tra, Quang thường dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao hơn để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà quang chưa hiểu.
3. Mỗi khi nhận được lời nhận xét của các bạn trong lớp về những điều cần phải cố gắng. loan thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều các bạn góp ý.
Trả lời:
cả ba tình huống đều cho thấy các bận chưa biết cách tự nhận thức bản thân. Bởi các bạn còn sợ hãi, trốn tránh hay khó chịu mỗi khi phải đối diện với những sai lầm hay thiếu sót của bản thân.
Vận dụng
1 Mỗi ngày hãy dành 15 phút để suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân, bao gồm những điều mong muốn, những điều làm tốt, những điều làm chưa tốt.... và ghi vào nhật kí. Sau mỗi tháng, em hãy xem lại nhật kí để biết bản thân đã thay đối như thế nào.
2. Em hãy tham gia các hoạt động tập thể và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới mà em khám phá được ở bản thân mình.
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện.