Hướng dẫn học bài: Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn trang 64 sgk Đạo đức 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Khởi động
Chia sẻ cùng bạn:
- Đã bao giờ em bị thương do các vật sắc nhọn chưa?
- Khi ấy, em cảm thấy như thế nào?
Hướng dẫn:
Em nhớ lại và chia sẻ cùng với các bạn:
- Em đã bị thương do các vật sắc nhọn chưa như: dao, kéo, đinh, mảnh thủy tinh.....
- Nếu có thì khi bị thương em cảm thấy như thế nào: đau hay không đau, có bị chảy máu không, em có sợ không,....
2. Khám phá
a. Đoán xem việc làm của bạn trong mỗi tranh dưới đây có thể dẫn đến điều gì?
Hướng dẫn:
Quan sát các bức tranh và đoán hậu quả của mội việc làm:
- Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chiếc kéo có đầu nhọn.
=> Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương.
- Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng.
=> Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm.
- Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tua vít vào người của một bạn đứng đối diện để doạ, trêu bạn.
=> Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tua vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm.
b. Nêu cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn
Hướng dẫn:
Để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn chúng ta cần:
- Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch.
- Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn.
- Không ngậm các vật sác nhọn trong miệng.
- Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.
- Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ....
c. Xem tranh và nêu các bước sơ cứu khi bị thương chảy máu
Hướng dẫn:
Quan sát tranh và nêu các bước sơ cứu khi bị thương chảy máu:
- Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu.
- Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy.
- Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương.
- Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.
Lưu ý:
- Nếu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần băng mà đế hở cho dễ khô.
- Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã băng thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lí.
3. Luyện tập
a. Cùng bạn chơi trò Mê cung - Tìm đường đi an toàn (Hình phần a trang 66)
Hướng dẫn:
Cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi:
- Giúp bạn nhỏ tìm đường đi an toàn và nhanh nhất để đến được vườn thú
b. Em nên làm gì để đảm bảo an toàn trong mỗi tình huống dưới đây?
- Tình huống 1:
- Tình huống 2:
Hướng dẫn:
Quan sát tranh và xử lí các tình huống:
- Tình huống 1: Các bạn chơi trò trốn tìm. Bạn Linh rủ bạn Tâm trốn sau bụi tre. Theo em, Tâm nên làm gì? Vì sao?
=> Tâm nên bảo bạn đừng trốn sau bụi tre để tránh bị gai tre đâm vào người, gây thương tích.
- Tình huống 2: Huy rủ Chính dùng đũa nấu ăn để chơi đấu kiếm. Theo em, Chính nên làm gì? Vì sao?
=> Chính nên từ chối và khuyên Huy không nên dùng đũa nấu ăn để chơi đấu kiếm vì rất nguy hiểm, dễ làm hai bạn bị thương, nhất là khi vô tình chọc phải mắt hoặc người nhau.
c. Cùng bạn thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu
Hướng dẫn:
Thực hành cùng bạn sơ cứu vết thương khi bị chảy máu theo các bước đã được học ở phần trên.
4. Vận dụng
Hướng dẫn:
Em hãy:
- Cùng bạn xác định những bàn, ghế, đồ dùng trong lớp học có góc, cạnh sắc nhọn cần cẩn thận khi di chuyển hoặc sử dụng.
- Nhờ cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng dao, kéo an toàn.
- Cùng cha mẹ bọc lại các góc nhọn, sắc ở kệ, bàn trong gia đình.
- Thực hiện:Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch; không chạy nhảy, chơi đùa gần những vật sắc nhọn; không đi lại khi trên sàn nhà có những mảnh thuỷ tinh, sành, sứ vỡ.
Lời khuyên:
Em nên thực hiện những việc làm cần thiết để bảo vệ bản thân, phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.