Cách hình dung và miêu tả đất trời trong câu:''đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp...
Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh dày
Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trung cho đất, bánh dày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.
Điểm tương đồng:
- Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông
Trong sự tích bánh chưng bánh dày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất
- Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp
Trong sự tích bánh chưng bánh dày, bánh dày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời