Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?.

1/ Những lợi thế giúp các vương quốc phong kiến Đông Nam Á phát triển kinh tế:

  •  Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước
  • Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối thuận tiện cho nhu cầu trao đổi sản phẩm, vì thế việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp => Giao thương phát triển
  • Vị trí đó cũng giúp dẩy nhanh quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa với các nước và khu vực xung quanh.=> đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước
  • Đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ- me đã tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật (nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc) => phát triển văn hóa

2/ Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động đến sự phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng.

3/ Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, khu vực ĐNA đã được ban tặng nhiều sản vật phong phú, trong đó gia vị là "món quà" được các nước phương Tây cực kì ưa chuộng. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,... Những gia vị này mang lại mùi vị riêng biệt, đặc trưng không thể nhầm lẫn với các món ăn phương Tây. Cho đến ngày nay, các sản phẩm này vẫn được xuất khẩu nhiều và mang lại nguồn thu không nhỏ cho các quốc gia ĐNA. 

4/ 

  • Thương cảng cổ đại: Đại Chiêm

Thuộc Hội An, là một cảng-thị đã được thiết lập từ thời tiền sử để điều hành một hệ thống thương mại xa bờ hoặc giao lưu quốc tế cũng như một hệ thống trao đổi ven sông của cư dân nội địa ở miền trung du và thượng du.

Dựa trên các cứ vật khảo cổ học rất phong phú tìm thấy trong văn hóa Sa Huỳnh ở vùng Hội An và lưu vực sông Thu Bồn với các di tích tiêu biểu như Lai Nghi, Gò Dừa, Hoàn Châu, v.v... có niên đại từ thế kỷ thứ 2 trước CN đến thế kỷ thứ 2 CN, chúng ta biết rằng nền kinh tế-xã hội của vùng này đã phát triển rất cao. Tưởng cũng nên lưu ý rằng lưu vực sông Thu Bồn là nơi tập trung dày đặc nhất các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam, và các di chỉ Sa Huỳnh trong khu vực này không chỉ được phát hiện ở miền hạ lưu ven biển, mà còn ở sâu trong đất liền hoặc ở miền núi dọc theo thượng lưu các con sông lớn. Hệ thống di tích tiền-sơ sử này đã khẳng định Hội An là một trong những cảng-thị được hình thành sớm nhất ở vùng Đông Nam Á

  • Cảng Singapore – Singapore

Cảng Singapore là một trong 10 cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, gồm các cơ sở hạ tầng bến cảng và khu vực nước cảng thực hiện chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng của Singapore. Hiện nay cảng này là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý, cảng cũng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới như cảng container của thế giới bận rộn nhất, một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm của thế giới, và là cảng trung chuyển của thế giới bận rộn nhất.

=> Qua đó cho ta thấy sự quan trọng của các cảng thương mại, không những thời cổ đại mà cả hiện đại và tương lai.