Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,....
Các bạn có thể tham khảo dàn ý sau để viết thành bài văn hoàn chỉnh:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
=> Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa)
Thân bài:
a) Giới thiệu tác giả
b) Giới thiệu tác phẩm Đời Thừa
c) Giải thích ý kiến
- Câu nói được trích từ lời của nhân vật Hộ - người nghệ sĩ với khao khát lớn lao nhưng lại bị cuốn chân bởi gánh nặng của cơm áo gạo tiền, trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.
- "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho":
- Người thợ khéo tay: Những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nghiệp của mình. Ở họ có sự khéo léo, tỉ mẩn, làm ra những sản phẩm tương đương nhau, mười sản phẩm giống nhau cả mười.
- Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm ra những tác phẩm dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạo như thế.
- "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..."
- Chỉ dung nạp: chỉ chấp nhận những người nghệ sĩ chân chính, lao động hết mình và không ngừng làm mới mình
- "đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có": đề cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ
=> Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.
d) Bình luận ý kiến
- Người nghệ sĩ chân chính không phải là người bắt chước giỏi nhất mà phải là người biết rung động thực sự, không chỉ phản ánh hiện thực như chính sự tồn tại của nó mà sự phản ánh ấy còn phải mang cả dấu ấn cá nhân của mình.
- Ông đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút. Vì văn học là nhân học. Văn học không chỉ làm cho cuộc sống trở nên sống động trên trang giấy mà còn tác động mạnh mẽ tới cảm xúc, nhân cách đạo đức của con người.
- Sự lặp lại, dập khuôn trong văn chương không phải là điều khó bắt gặp: những niêm luật nghiêm ngặt trong các thể thơ cổ, bút pháp ước lệ tượng trưng của văn học trung đại; sự dập khuôn của hình tượng chiến sĩ anh hùng trong văn học thời chiến...
- Cẩu thả, qua quýt trong nghề văn chính là sự đê tiện, bất lương và giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Và người nghệ sĩ chân chính thì không ai làm điều ấy cả. Hộ trong tác phẩm Đời thừa đã dằn vặt, day dứt, tự phỉ nhổ bản thân khi đọc lại chính những tác phẩm mà mình viết, được đăng lên báo trước đây vì sự cẩu thả, hời hợt của mình khi mà người ta đọc xong sẽ quên ngay vì nó giống như bất kì bài báo, bài viết nào.
- Người nghệ sĩ chân chính cần phải lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo không ngừng để không lặp lại người khác, cũng không lặp lại chính mình.
- Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân và cá tính của người nghệ sĩ trong từng trang giấy.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du dù được viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân song sự sáng tạo của Nguyễn Du là không thể phủ nhận. Và chính sự sáng tạo ấy đã biến Truyện Kiều thành kiệt tác của dân tộc, biến Nguyễn Du thành đại thi hào dân tộc với con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời
- Truyện Đời thừa, nhân vật Hộ đã trách móc, dằn vặt bản thân vì hắn muốn mang lại điều gì lớn lao, mới lạ cho văn chương nhưng hắn chưa thể làm được. Vì thế mà hắn thấy mình là kẻ vô ích, là người thừa.
- Trong bài thơ Vân chữ, Lê Đạt đã khẳng định:
"Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn"
- Nói sáng tạo nhưng không có nghĩa đó là sự bịa đặt, dựng chuyện mà sự sáng tạo ấy phải là kết quả của quá trình tìm tòi, học hỏi, đào sâu, suy nghĩ và nghiền ngẫm về cuộc đời, về con người.
Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao