Sau nhà Lê là sự tiếp nối của nhà Lý. Sau khi được tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn đã dời kinh đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt..
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý
- Lê Long Đỉnh tính tình bạo ngược, lòng dân oán hận
- Các quan trong triều tôn Lý Cô0ng Uẩn lên làm vua
- Vua Lý Thái Tổ lập nên nhà Lý (năm 1009)
2. Nguyên nhân Lý Thái Tổ rời đô
- Đại La nằm ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, màu mỡ.
- Dân cư không khổ vì ngập lụt, con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long
CH: Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La?
Trả lời:
- Trong một lần về thăm quê nhà, vua Lý Thái Tổ đã ghé qua thành cũ Đại La. Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú. Vua nghĩ, muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống âm no thì phải dời đô về vùng đất đồng bằng màu mỡ này.
3. Kinh thành Thăng Long thời Lý
- Nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện và đền chùa.
- Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, thành lập các phố, phường
- Thăng Long gắn liền với hình ảnh “rồng bay lên”.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 32 – sgk lịch sử 4
Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Câu 2: Trang 32 – sgk lịch sử 4
Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác?