Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức và Mĩ. Tình hình kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước này có nhiều thay đổi quan trọng. Sau đây, mời các bạn đến với bài học “ các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”..

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức và Mĩ.

1. Anh

  • Kinh tế:
    • Phát triển chậm, đứng thứ ba thế giới
    • Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền.
  • Chính trị:
    • Chế độ quân chủ lập hiến, Đảng tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

       => Chủ nghĩa đế quốc Anh: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

  • Đối ngoại :
    • Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa .
    • Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .

2. Pháp

  • Kinh tế:
    • Đứng vị trí thứ 4 thế giới
    • Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền xuất hiện chi phối nền kinh tế Pháp
  • Chính trị:
    • Nền cộng hòa thứ III.
    • Thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

          => Chủ nghĩa đế quốc Pháp “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

  • Đối ngoại :
    • Tăng cường xâm lược thuộc địa :hạng nhì thế giới , bằng 1/3 diện tích thuộc địa Anh
    • An giê ri, Tuy ni di, Ma rốc , Ma đa ga xca; Việt Nam ,  Lào , Cam pu chia 

3. Đức

  • Kinh tế:
    • Đứng đầu châu Âu, đứng thế hai thế giới
    • Các công ty độc quyền ra đời chi phối kinh tế Đức.
  • Chính trị:
    • Quân chủ lập hiến, theo liên bang
    • Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, phản động

         => Chủ nghĩa đế quốc Đức “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

4. Mĩ

  • Kinh tế:
    • Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới
    • Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền khổng lồ ra đời.

        => Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc

  • Chính trị:
    • Đề cao vai trò tổng thống, do hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
    • Tăng cường bành trướng, tranh giành thuộc địa.

II. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc.

1. Sự hình thành các công ty độc quyền

  • Nguyên nhân
    • Do CN phát triển mạnh xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
  • Kết quả
    • Các tổ chức độc quyền ra đời thâu tóm chi phối cả đời sống XH lẫn kinh tế.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

Từ cuối thế kỉ XIX các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã phân chia xong.

  • Thuộc địa của Anh -Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn: Niu Di lân , Ô x trây li a ,Mã lai, Miến Điện , Ấn Độ, Ai Cập, Xu đăng, nam Phi ..
  • Thuộc địa của Pháp: Việt Nam , Lào, Cam  pu chia , Ma đa gát ca; Bắc Phi , Tây Phi
  • Thuộc địa của Đức: Đông và Tây Phi

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

Câu 2: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh?

Câu 3: Các tổ chức độc quyền Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Câu 4: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Câu 5: Các công ty độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Câu 6: Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích?

Câu 7: Các công ty độc quyền Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào?

Câu 8: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

Câu 9: Qua hình 32, em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào?

quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Dưới đây là  bảng so sánh vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức và Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm 1870 và 1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học.

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870        
1913        

Câu 2:  Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ)?

Câu 3: Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?