Chắc hẳn, các con đã từng được nghe cái tên Phan Bội Châu rồi đúng không nào? Đó là một nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Cụ được nhân dân biết đến với phong trào đông du. Vậy phong trào đông du diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Chúng ta hãy cùng bắt đầu với bài: “ Phan Bội Châu và phong trào đông du”..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Thông tin về Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, bút hiệu Là Sào Nam
- Quê quán: huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Là người thông minh, học rộng, tài cao, ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.
- Là nhà Nho giàu lòng yêu nước đầu thế kỉ XX
2. Phong trào đông du
- Mục đích: Cử người sang Nhật để học tập, đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở những nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để cứu nước.
- Hoạt động của phong trào:
- Bắt đầu từ năm 1905, lúc đầu có 9 người sang Nhật Bản cùng Phan Bội Châu.
- Đến năm 1907 đã có khoảng 200 học sinh du học ở Nhật Bản
- Phong trào đông du ngày càng phát triển
- Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả: Phong trào đông du thất bại
- Ý nghĩa: Phong trào Đông du thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta và giúp ta hiểu rằng: không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình.
CH: Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
Trả lời:
- Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập vì họ mong muốn mau chóng học tập, được tìm hiểu và biết nhiều hơn về khoa học kĩ thuật, quân sự của đất nước tiên tiến Nhật Bản. Từ đó có cơ hội trở về cứu đất nước.
CH: Tại sao Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
Trả lời:
- Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học vì lúc bấy giờ phong trào đông du phát triển làm cho thực dân Pháp rất lo ngại. Do đó, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 13 – sgk lịch sử 5
Em hãy kể lại phong trào Đông du?
Câu 2: Trang 13 – sgk lịch sử 5
Vì sao phong trào đông du lại thất bại?