Khi quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta, Ngô Quyền đã chỉ huy quân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược năm 938. Đó là thời kì kết thúc đô hộ phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta..

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tìm hiểu về Ngô Quyền

  • Ngô Quyền là người ở làng Đường Lâm (Hà Tây, Hà Nội).
  • Là con rể Dương Đình Nghệ
  • Là người giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán năm 931
  • Là người có tài và yêu nước.

2. Chiến thắng Bạch Đằng

  • Nguyên nhân: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
  • Diễn biến:
    • Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
    • Ngô Quyền cho lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
    • Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
    • Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
  • Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

CH: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả ra sao?

Trả lời:

  • Kế đánh giặc của Ngô Quyền là: Lợi dụng lúc thủy triều lên, xuống cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiêm yếu ở sông Bạch Đằng. Sau đó quân ta mai phục hai bên bờ sông để tấn công.
  • Kết quả: Quân Nam Hán, chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 23 – sgk lịch sử 4

Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

Câu 2: Trang 23 – sgk lịch sử 4

Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?