Không thể hiểu đúng và sát thực tế khí hậu nước ta nếu chỉ thông qua đặc điểm chung và các số liệu trung bình về nhiệt độ, lượng mưa…trên cả nước. Do vậy, chúng ta phải xem xét tới diễn biến của thời tiết, khí hậu của từng mùa và trên các vùng của lãnh thổ Việt Nam..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông)
- Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
- Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
- Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
- Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.
2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
- Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
- Nhiệt độ cao > 25oC
- Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
- Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
- Thuận lợi:
- Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm
- Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.
- Tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi
- Khó khăn:
- Sâu bệnh phát triển mạnh
- Thiên tai thời tiết có hại nhiều: bão lũ, hạn hán, sương muối, xói mòn, xâm thực đất…
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:
– Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.
– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.
– Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.
Câu 2: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) và nguyên nhân của những khác biệt đó.
Câu 3: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa.
Câu 4: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?