Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đã lật đổ triều đình Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn. Các vua triều Nguyễn dùng mọi biện pháp để thâu tóm quyền hành vào tay mình. Để nắm cụ thể hơn, chúng ta cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài "nhà Nguyễn thành lập"..
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Nhà Nguyễn ra đời
- Vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngồi Hoàng đế, nên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân – Huế.
2. Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn
- Vua trực tiếp điều hàng mọi công việc từ trung ương đến địa phương
- Tổ chức quân đội gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh…)
- Ban hành bộ luật Gia Long bảo vệ tuyệt đối quyền lực của nhà vua.
CH: Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng, các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
Trả lời:
- Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng.
- Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
CH: Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
Trả lời:
- Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh…)
- Xây dựng thành trì vững chắc.
- Xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 66 - sgk lịch sử 4
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Trang 66 - sgk lịch sử 4
Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai để bảo vệ ngai vàng của mình?