Ở bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một khía cạnh mới đó chính là hoạt động công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ. Chúng ta cùng bắt đầu bài học..
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
3. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
- Đồng bằng Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước nhờ:
- Nguồn nguyên liệu đồi dào
- Đội ngũ người lao động đông
- Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
- Mỗi năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được ½ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Các ngành công nghiệp nổi tiếng của vùng: khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su, dệt may…
CH: Quan sát các hình trên, kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ?
Trả lời:
- Một số tên sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ là: linh kiện máy tính điện tử, bột ngọt, hạt điều xuất khẩu, phân lân đạm, …
4. Chợ nổi trên sông
- Chợ nổi là nét độc đáo của người dân nơi đây
- Một số chợ nổi: chợ Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang)…
- Chợ nổi được họp ở những nơi thuận tiện thuyền, ghe từ nhiều nơi đổ về.
- Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập với nhiều loại hàng hóa.
CH: Quan sát hình 9, em hãy mô tả về chợ nổi trên sông?
Trả lời:
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho thuyền ghe đi lại. Chợ diễn ra trên các xuồng ghe, việc mua bán diễn ra từ sáng sớm. Chợ có nhiều sản phẩm đa dạng như rau quả, thịt, cá, quần áo…
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 126 – sgk địa lí 4
Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta?
Câu 2: Trang 126 – sgk địa lí 4
Hãy mô tả về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ?
Câu 3: Trang 126 – sgk địa lí 4
Sưu tầm tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ?