Nhờ tài năng của mình, Lê Lợi đã tập hợp lực lượng và thắng được nhiều trận lớn. Và trận ở Chi Lăng là một trong những trận đánh quyết định lịch sử của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trận đánh này qua bài “ chiến thắng Chi Lăng”..
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Cửa ải Chi Lăng và hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng
- Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
- Khi nhà Minh cai trị nước ta, Lê Lợi đưa quân bao vây Đông Quan, nhà Minh lo sơ đã cử hai đạo quân kéo sang phá vây.
2. Diến biến trận chiến Chi Lăng
- Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.
- Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.
- Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.
- Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.
- Quân địch hoảng sợ, hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Chi Lăng
- Nguyên nhân thắng lợi:
- Quân ta anh dũng, mưu trí đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi
- Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
- Ý nghĩa lịch sử:
- Chiến thắng Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.
- Nước ta hoàn toàn độc lập
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 46 – sgk lịch sử 4
Tại sao quân ta lại chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Câu 2: Trang 46 – sgk lịch sử 4
Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?
Câu 3: Trang 46 – sgk lịch sử 4
Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn ?