Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài “Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)” lịch sử 11. Thông qua bài học, chúng ta sẽ biết được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này..

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình các nước ĐNA sau CTTG thứ nhất.

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

  • Kinh tế: Bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế TBCN, với tư cách là thị trường tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu thô.
  • Chính trị: Chính quyền thực dân khống chế thâu tóm mọi quyền lực.
  • Xã hội: Bị phân hoá sâu sắc, hình thành các giai cấp tầng lớp mới: tư sản và vô sản

=> Ảnh hưởng bởi Cách mạng tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

  • Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt.
  • Từ đầu thập niên 20, giai cấp vô sản cũng bắt đầu trưởng thành và tham gia đấu tranh.

=>Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á vào thời kì sôi nổi, quyết liệt.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở In- đô- nê- xi- a.

 

Thời gian

Sự kiện chính

1918 – 1926

5/ 1920: ĐCS Inđônêxia thành lập lãnh đạo cách mạng.

Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang ở Gia va và Xu ma tơ ra (1926 – 1927).

1927 – 1930

1927: Quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc Inđônêxia (của giai cấp tư sản).

Thập niên 30

Đầu thập niên 30: phong trào lan rộng khắp các đảo

Cuối thập niên 30: Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a thành lập.


III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia (1918-1939)

Nước

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Lào

Ong Kẹo và Com – ma –đam.

1901 – 1937

1918 – 1922

Cam – pu - chia

Phong trào chống thuế và chống bất phu.

Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rô – lê – phan.

1925 - 1926

  • Phong trào phát triển mạnh nhưng còn mang tính tự phát, lẻ tẻ.
  • Có sự liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương
  • Đảng cộng sản Đông Dương ra đời tạo nên sự phát triển mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương.

IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã lai và Miến Điện (1918-1939)

1. Mã Lai

  • Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.
  • Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản  thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo.
  • Hình thức đấu tranh phong phú:
    • Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.
    • Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.
  • Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực.
  • Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

2. Miến Điện

  • Đầu thế kỉ XX
    • Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...).
    • Phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.
  • Trong thập niên 30
    • Phong trào phát triển lên bước cao hơn.
    • Tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).
    • Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.
  • Đặc điểm chung
    • Phong trào đấu tranh phát triển mạnh.
    • Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
    • Đều đấu tranh bằng phương pháp hòa bình.

V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan)

  • Nguyên nhân:  Nhân dân Xiêm > < Nền quân chủ chuyên chế
  • Lãnh đạo: Giai cấp tư sản (Pri – đi Pha – nô – mi – ông)
  • Kết quả, ý nghĩa: Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập nền quân chủ lập hiến, mở đường cho Xiêm phát triển theo hướng tư bản.
  • Tính chất: Cách mạng tư sản không triệt để

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 84 – sgk lịch sử 11

Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội?

Câu 2: Trang 85 – sgk lịch sử 11

Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 – 1939) là gì?

Câu 3: Trang 86 – sgk lịch sử 11

Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Câu 4: Trang 86 – sgk lịch sử 11

Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX?

Câu 5: Trang 87 – sgk lịch sử 11

Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào?

Câu 6: Trang 88 – sgk lịch sử 11

Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện?

Câu 7: Trang 89 – sgk lịch sử 11

Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 89 – sgk lịch sử 11

Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

Câu 2: Trang 89 – sgk lịch sử 11

Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?