Hẳn chắc chắn các con đều biết đến thủ đô Hà Nội rồi đúng không nào? Đó là thủ đô của nước ta với nền kinh tế phát triển, là nơi trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước…Và hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về thủ đô của nước ta nhé..

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ

  • Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
  • Hà Nội có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.

CH: Quan sát hình 1, em hãy:

  • Chỉ vị trí của Hà Nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp những tỉnh nào?
  • Cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?

Trả lời:

  • Vị trí của Hà Nội: Nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ.
  • Hà Nội tiếp giáp: những tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
  • Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông ô tô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển

  • Hà Nội cổ có các phường làm nghề thủ công, buôn bán ở gần hồ Hoàn Kiếm
  • Hiện nay, một số phố vẫn là nơi buôn bán tấp nập, cùng với thời gian ngày càng được mở rộng và hiện đại hơn.

CH: Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? Khi đó, kinh đô được đặt tên là gì?

Trả lời:

  • Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010.
  • Hà Nội có tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan…
  • Tính đến nay, Hà Nội gần 1000 năm tuổi.

CH: Quan sát các hình 3, 4 em hãy cho biết khu phố cổ và khu phố mới có gì khác nhau (về nhà cửa, đường phố,…)?

Trả lời:

 

Phố cổ Hà Nội

Phố mới Hà Nội

Đặc điểm tên phố

Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trước đây ở phố đó.

Thường được lấy tên các danh nhân.

Đặc điểm nhà cửa

Nhà thấp, mái ngói.

Kiến trúc cổ kính

Nhà cao tầng

Kiến trúc hiện tại.

Đặc điểm đường phố

Nhỏ, chật hẹp.

Yên tĩnh

To, rộng

Nhiều xe cộ đi lại.

3. Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước

  • Hà Nội là nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
  • Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện…Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.
  • Có nền kinh tế rất phát triển, nhiều ngành nổi bật như công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch…

CH: Quan sát các hình dưới đây, chỉ ra hình ảnh thể hiện Hà Nội trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế?

Trả lời:

  • Hình 7: Trụ sở Bộ Ngoại giao (trung tâm chính trị).
  • Hình 8: Trường Đại học sư phạm Hà Nội (trung tâm khoa học).
  • Hình 9: Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (trung tâm văn hóa)
  • Hình 10: Chợ Đồng Xuân (trung tâm kinh tế).

CH: Hãy kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội mà em biết?

Trả lời:

  • Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà Hát Lớn và Chùa Một Cột, Lăng Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Hồ Tây, Chùa Hương, Bảo tàng Dân tộc học…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 112 – sgk địa lí 4

Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính Việt Nam?

Câu 2: Trang 112 – sgk địa lí 4

Nêu những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta?

Câu 3: Trang 112 – sgk địa lí 4

Hãy nêu tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội?

Câu 4: Trang 112 – sgk địa lí 4

Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết thủ đô Hà Nội?