Đông Á là khu vực đông dân nhất châu Á, đồng thời là khu vực phát triển mạnh, nơi có nhiều nền kinh tế mạnh của thế giới. Trong tương lai sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á còn nhiều hứa hẹn..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á
a. Khái quát dân cư:
- Khu vực có dân số đông, năm 2002 có 1509,5 triệu người
- Mật độ dân số: 128 người/km2
- Có nền văn hóa gần gũi nhau
b. Đặc điểm phát triển kinh tế
- Ngày nay, nền kinh tế phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao
- Qúa trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.
2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á
a. Nhật Bản:
- Sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế.
- Hiện nay, là cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ)
- Có nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: Chế tạo ôtô, tàu biển, điện tử, hàng tiêu dùng.
- Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
b. Trung Quốc:
- Là nước đông dân nhất thế giới.
- Có đường lối cải cách, mở cửa, phát huy được tiềm năng lao động, tài nguyên nên kinh tế phát triển nhanh.
- Thành tựu:
- Nông nghiệp: Phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
- Công nghiệp: Phát triển nhanh chóng, hoàn chỉnh.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Dựa vào bảng 13.2, em hãy cho biết tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á. Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong số ba nước đó?
Câu 2: Em hãy nêu tên các nước, vùng lãnh thổ thuộc Đông Á và vai trò của các nước, vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới.
Câu 3: Dựa vào bảng 13.1 và 5.1, em hãy:
- Tính số dân của Đông Á năm 2002.
- Tính tỉ lệ dân số Trung Quốc so với dân số châu Á và khu vực Đông Á.
Câu 4: Em hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.