Ở bài trước, các con đã được biết đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta và đất đai có phù sa màu mỡ, địa hình lại bằng phẳng. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp người dân nơi đây trong quá trình lao động sản xuất. Vậy hoạt động sản xuất đồng bằng Bắc Bộ diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học ngay sau đây..
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
- Đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước nhờ:
- Đất phù sa màu mỡ
- Nguồn nước tưới tiêu dồi dào
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.
- Ngoài lúa gạo, người dân nơi đây còn trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi súc vật, đánh bắt nuôi cá, tôm.
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi gia cầm vào loại nhiều nhất nước ta
CH: Quan sát các hình dưới đây (trang 104), em hãy kể tên các công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo?
Trả lời:
- Các công việc phải làm của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo là: Làm đất ->Gieo mạ ->Nhổ mạ ->Cấy lúa ->Chăm sóc lúa ->Gặt lúa->Tuốt lúa ->Phơi thóc.
2. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
- Ở đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông kéo dài 3-4 tháng, nhiệt độ xuống rất thấp tạo điều kiện trồng các loại rau xứ lạnh.
- Nguồn thực phẩm của người dân thêm phong phú, mang lại giá trị kinh tế cao.
CH: Em hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ?
Trả lời:
- Các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: bắp cải, su hào, xúp lơ, cải thảo, xà lách…
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 105 – sgk địa lí 4
Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ?
Câu 2: Trang 105 – sgk địa lí 4
Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
Câu 3: Trang 105 – sgk địa lí 4
Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?