Như vậy, ở những bài trước, các con đã được tìm hiểu kĩ về thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du. Cụ thể đó là dãy Hoàng Liên Sơn, Vùng trung du Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên và cả thành phố Đà Lạt đẹp mộng mơ. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại kiến thức các địa điểm đó một lần nữa để các con nắm chắc kiến thức trước khi bước sang bài mới..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Chỉ: dãy Hoàng Liên Sơn, đình Phan – si – păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?
- Dựa trên bản đồ địa lí tự nhiên của nước ta, các con lần lượt tìm các địa điểm được nêu trên.
2. Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên?
Đặc điểm | Hoàng Liên Sơn | Tây Nguyên | |
Thiên nhiên | Địa hình | Cao nhất nước ta, đỉnh Phan-xi-păng (3143 m), được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc. | Tây Nguyên địa hình cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. |
Khí hậu | Lạnh quanh năm, mang tính ôn đới núi cao, mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều nơi có tuyết rơi. | Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Mùa khô, trời nắng găy gắt. | |
Con người | Dân tộc | Thái, Dao, Hmông… | Gia – rai, Ê – đê, Ba – na, Xơ – đăng… |
Trang phục | Tự may lấy, trang trí công phu, có màu sắc sặc sỡ. | Nam đóng khố, nữ quấn váy, trang phục lễ hội có nhiều hoa văn, trang sức kim loại… | |
Lễ hội | Hội chơi núi đầu xuân, hội xuống đồng,… | Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu… | |
Hoạt động sản xuất | Trồng trọt, chăn nuôi | Trồng lúa, ngô chè, trồng rau và cây ăn quả xứ lạnh… Làm các nghề thủ công như dệt, may, đan… | Trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu… Chăn nuôi trâu, bò và voi. |
Khai thác | Kháng sản: A – pa – tít, đồng, chì, lẽm. A – pa – tít là khoáng sản được khai thác nhiều nhất. | Khai thác sức nước làm thủy điện. Khai thác rừng. |
3. Nêu đặc điểm địa hình vùng Trung du Bắc Bộ. Ở đây người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?
- Đặc điểm địa hình vùng Trung du Bắc Bộ: Là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
- Để phủ xanh đất trống đồi trọc, người dân nơi đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghệp lâu năm (keo, trẩu, sở…) và cây ăn quả.