HỌC VIỆN TÀI CHÍNH (ACADEMY OF FINANCE)
Tên tiếng Anh: Academy Of Finance (AOF)
Mã trường: HTC
Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Liên thông - Tại chức - Văn bằng 2
Loại trường: Công lập
Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0243.8389326
Email: vanphonghocvien@hvtc.edu.vn
Website: https://hvtc.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/aof.fanpage/
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Học viện Tài chính thành lập theo quyết định số 120/2001 QĐ/TTG ngày 17/8/2001 của Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (trước đây là Trường cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.
Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về tài chính - kế toán.
THÔNG TIN CHUNG:
1.1. Trụ sở chính: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
1.2. Điện thoại: (024).38 389 326 Fax: (024). 38 388 906
1.3. Email: hocvientaichinh@hvtc.edu.vn
1.4. Website: http://www.hvtc.edu.vn
1.5. Sứ mệnh: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội"
1.6. Tầm nhìn: Đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á. Thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội.
1.7. Giá trị cốt lõi: “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại”.
1.8. Mục tiêu chiến lược: Xây dựng và phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực.
TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (trước đây là Trường cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập năm 1963, năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán, sau đó là Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội), Viện Nghiên cứu Tài chính (thành lập năm 1960) và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thành lập năm 1996).
Học viện thực hiện chức năng đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về Kinh tế, tài chính - kế toán.
Đến nay, Học viện Tài chính đã đào tạo được hơn 300 tiến sĩ, hơn 5.000 thạc sĩ và gần 100.000 cử nhân kinh tế cho nước nhà và gần 500 cử nhân, thạc sĩ cho đất nước bạn Lào, Campuchia. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các Bộ và địa phương.
Học viện đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
Huân chương Hồ Chí Minh năm 2013.
Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2 năm 2018.
Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
Huân chương Tự do ISALA hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba của nước Cộng hòa DCND Lào.
Và nhiều phần thưởng cao quý khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa; 12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội. Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến 31/3/2020 là 671, trong đó có 446 giảng viên; 295 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ. Có 02 GS, 53 PGS, 146 TS, 359 ThS và 04 NGND, 23 NGƯT.
2.3 Định hướng phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2035
Trước xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, Học viện Tài chính chủ trương phát triển theo các định hướng cơ bản là:
Thứ nhất: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; khai thác và phát huy tối đa tiềm lực cốt lõi trong đào tạo chất lượng cao, trình độ cao đảm bảo thích ứng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0
Thứ hai: Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đổi mới phương thức tổ chức quản lý đào tạo, trú trọng nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp trong môi trường quốc tế, thúc đẩy tự học qua nghiên cứu sáng tạo và trải nghiệm.
Thứ ba: Chú trọng nâng cao năng lực và thành tích NCKH. Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
Thứ tư: Chủ động hội nhập quốc tế trên các mặt hoạt động của Học viện, trong đó tập trung vào hoạt động đào tạo đại học chính quy, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học.
Thứ năm: Đổi mới quản trị Đại học gắn liền với tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội, tạo môi trường học thuật cởi mở, sáng tạo và quốc tế; tăng cường thu hút được các thanh niên ưu tú và học giả xuất sắc đến tu nghiệp và nghiên cứu tại Học viện Tài chính.
THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022
1. Thông tin chung
Thời gian nộp hồ sơ:
Xét tuyển thẳng và ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT: Dự kiến từ 28/5 – 08/6/2022.
Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo lịch của Bộ GD&ĐT.
Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo thông báo của Học viện.
Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi ĐGNL năm 2022: Theo thông báo của Học viện.
2. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
Học sinh các nước theo chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên.
3. Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trên phạm vi cả nước và các nước khác.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Phương 2: Xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT.
Phương 3: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Phương 4: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022.
Chi tiết các phương án tuyển sinh TẠI ĐÂY
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT
Điểm xét tuyển của thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào từng ngành của Học viện Tài chính có tổng điểm 3 môn thi thuộc 1 trong các tổ hợp ĐKXT (đã cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng) là từ 19 điểm trở lên đối với chương trình chuẩn và từ 20 điểm trở lên đối với chương trình chất lượng cao theo từng mã xét tuyển.
5. Học phí
Mức học phí của Học viện Tài chính như sau:
- Chương trình chuẩn: Học phí dự kiến năm học 2021-2022 là 15.000.000đ/sinh viên/năm học (60.000.000đ/sinh viên/khóa học); từ năm học 2022- 2023 học phí sẽ được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 10%/1 năm học).
- Chương trình chất lượng cao là 45.000.000đ/sinh viên/năm học. (180.000.000đ/sinh viên/khóa học).
- Diện tuyển sinh theo đặt hàng, bộ đội gửi học là 40.000.000đ/sinh viên/năm học (160.000.000đ/sinh viên/khóa học).
- Chương trình xét tuyển học sinh các nước: Theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí.
- Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau:
+ Học 4 năm trong nước: 280.000.000đ (mức học phí bình quân: 70.000.000đ/sinh viên/năm)
+ Học 3 năm trong nước + 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh): 770.000.000đ (mức học phí bình quân: 192.500.000đ/sinh viên/năm).
- Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm: Chuyên ngành Bảo hiểm - Ngân hàng - Tài chính là 156.000.000đ (mức học phí bình quân: 52.000.000đ/sinh viên/năm); Chuyên ngành Kế toán-Kiểm soát-Kiểm toán là 168.000.000đ (mức học phí 2 năm đầu là 52.000.000đ/sinh viên/năm, riêng năm cuối là 64.000.000đ).